Bếp từ là thiết bị điện gia dụng hiện đại, hỗ trợ công việc bếp núc của gia đình nhanh chóng và tiết kiệm công sức đáng kể. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn mua, bạn cần nắm rõ các ưu nhược điểm của bếp từ xem có phù hợp với nhu cầu và tần suất sử dụng không. Mời bạn cùng Comfee tìm hiểu tất tần tật các ưu nhược điểm của bếp từ để dễ dàng chọn mua nhé!
1. Ưu điểm của bếp từ
Bếp điện từ hiện đang được ưa chuộng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể như sau:
- Hiệu suất nấu nướng cao: Khả năng nấu ăn của bếp từ nhanh hơn bếp điện và bếp gas khoảng 50%, thời gian làm nóng nồi chỉ từ 3 - 5 giây nhờ nhiệt được sinh ra trực tiếp ở đáy nồi để thức ăn chín nhanh và đều.
- Tiết kiệm điện năng: Hiệu suất chuyển đổi điện thành nhiệt năng bếp từ đến 90%, để giảm thiểu lãng phí năng lượng và thời gian nấu nướng.
- An toàn khi sử dụng: Thiết bị hoạt động bằng điện, không sinh ra lửa trực tiếp giống bếp gas nên giảm tình trạng cháy nổ hoặc ngộ độc khí.
- Tính năng an toàn: Nhiều sản phẩm hiện đại được trang bị tính năng như khóa trẻ em, tự động ngắt khi quá nhiệt, cảnh báo nhiệt dư, nên đảm bảo an toàn cho người dùng.
- Tính thẩm mỹ cao: Thiết kế của bếp thường gọn gàng với mặt kính sáng bóng, nên phù hợp với nhiều không gian bếp hiện đại.
- Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt bếp phẳng nên việc vệ sinh và lau chùi dễ dàng hơn bếp gas. Các vết bẩn cứng đầu cũng có thể được vệ sinh sạch sẽ.
- Bảo vệ môi trường: Bếp từ không tạo ra khói hoặc các loại khí có hại như CO hoặc CO2 khi nấu, giúp bảo vệ môi trường sống cũng như sức khỏe người dùng.

2. Nhược điểm của bếp từ
Tuy đem đến sự tiện lợi và an toàn, nhưng bếp từ vẫn có một số nhược điểm nhất định mà bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định mua. Các nhược điểm gồm:
Giá thành khá cao: Bếp điện từ có mức giá khá cao hơn bếp gas, từ 1 triệu đến trên 50 triệu đồng.
Kén nồi: Không phải loại nồi, chảo nào cũng có thể đặt lên trên bếp từ. Thiết bị chỉ hoạt động hiệu quả với các đồ dùng được làm bằng kim loại nhiễm từ. Vì thế, khi chuyển qua sử dụng bếp từ thì bạn phải đầu tư bộ nồi mới.
Phụ thuộc vào nguồn điện: Trong trường hợp mất điện đột ngột, bạn sẽ không thể nấu các món ăn cho bản thân, gia đình vì bếp hoạt động dựa trên nguồn điện.
Chi phí sửa chữa tương đối cao: Việc bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện điện tử bên trong bếp từ thường cao hơn loại bếp khác.
Thời gian làm mát lâu: Thiết bị cần một khoảng thời gian để làm mát sau khi hoạt động.
Hạn chế nấu một số món: Bếp từ không thích hợp để bạn chế biến các món ăn có nhiệt độ thấp trong thời gian như món nướng hoặc hầm, ninh.
3. So sánh bếp từ với các loại bếp khác
Qua ưu và nhược điểm kể trên, có thể thấy bếp từ nổi bật nhờ hiệu suất năng lượng cao đến 90%, để tiết kiệm điện năng đáng kể so với bếp gas (50-60%) và bếp hồng ngoại (60-70%). Bên cạnh đó, bếp từ đảm bảo an toàn cao vì không sinh ra lửa, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ. Việc vệ sinh bếp từ cũng vô cùng dễ dàng với mặt kính phẳng. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu cho bếp từ thường cao hơn so với bếp gas.
Thời gian nấu nướng của bếp từ nhanh hơn các loại bếp khác nhờ khả năng truyền nhiệt nhanh. Bếp gas và bếp hồng ngoại có thời gian nấu trung bình và đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng điều chỉnh lửa phù hợp.
Nhìn chung, nếu bạn đang tìm kiếm thiết bị an toàn, tiện lợi với khả năng nấu nướng nhanh chóng thì bếp điện từ sẽ là lựa chọn ưu tiên.

4. Lời khuyên hữu ích khi chọn mua bếp từ cho bạn
- Để chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách gia đình, Comfee chia sẻ đến bạn các kinh nghiệm mua bếp từ hữu ích sau đây:
- Nguồn gốc và thương hiệu: Hãy ưu tiên chọn thiết bị từ các hãng nổi tiếng và có uy tín, nhiều đánh giá tốt trên thị trường nhằm đảm bảo chất lượng bếp từ và chính sách bảo hành.
- Công suất hoạt động mạnh mẽ: Cần cân nhắc về nhu cầu và tần suất sử dụng để chọn công suất bếp từ thực tế tối thiểu từ 2300W trở lên. Mức công suất phù hợp giúp việc nấu ăn nhanh chóng và hiệu quả. Nếu là dòng bếp đôi thì nên chọn công suất trên 4400W để tiết kiệm thời gian nấu nướng.
- Chất liệu mặt kính: Chọn mặt kính chất lượng, có khả năng chịu nhiệt, chịu lực tốt như Schott Ceran, Ceramic,... vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao.
- Kích thước bếp: Hiện nay, có nhiều loại bếp như bếp từ đơn, đôi hoặc 3 vùng nấu với kích thước khác nhau. Do đó, bạn cần xem xét kỹ thông số kỹ thuật để lựa chọn kích thước bếp từ phù hợp, tránh điều chỉnh nhiều lần.
- Tính năng an toàn: Ưu tiên mua các loại được tích hợp tính năng an toàn như khóa trẻ em, tự ngắt khi quá nhiệt hoặc cảnh báo không có nồi để đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình nấu nướng.
- Nhu cầu sử dụng: Cân nhắc nhu cầu nấu ăn của gia đình để lựa chọn bếp có số lượng vùng nấu phù hợp. Gia đình đông người hoặc thường xuyên tổ chức tiệc tùng thì có thể cân nhắc đến bếp từ 3 vùng nấu trở lên.
- Nếu đang tìm kiếm sản phẩm đáp ứng nhu cầu nấu nướng của gia đình và tiết kiệm điện năng thì bếp từ Comfee sẽ là lựa chọn thông minh. Bếp từ Comfee được tích hợp đa dạng công nghệ tiên tiến như:
- Công nghệ AI Inverter có khả năng tiết kiệm đến 40% điện năng.
- Tích hợp chức năng đun liu riu ở mức công suất thấp để bạn có thể nấu các món ninh hoặc hầm trong thời gian dài. Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa bếp từ Comfee so với các sản phẩm khác.
- Công nghệ AI Knob - điều khiển dạng núm vặn thông minh, chỉ có lần đầu trên sản phẩm Comfee.
- Mặt kính Schott Ceran cao cấp, chịu nhiệt và chịu lực tốt.
- Điều khiển thông minh: Tính năng kết nối với điện thoại, giao diện thông minh và dễ sử dụng giúp người dùng dễ dàng điều khiển bếp từ.

Như vậy, Comfee đã chia sẻ đến bạn tất cả những ưu nhược điểm của bếp từ để bạn cân nhắc về nhu cầu sử dụng và ngân sách khi chọn mua. Hãy ưu tiên chọn sản phẩm tiết kiệm điện năng, thời gian nấu nướng nhanh và an toàn khi dùng như bếp từ Comfee nhé.